Rượu cần của người Bana Vĩnh Thạnh, Bình Định

Mời bạn lên vùng  cao Vĩnh Thạnh để thưởng thức rượu cần của người Bana, để cảm nhận hồn thiên dân tộc trong tiếng cồng chiên, điệu xoan bên nếp nhà sàn. Không biết tự bao giờ, rượu cần đã gắn bó với đời sống của người Bana Kriêm Vĩnh Thạnh, bỡi ghè rượu đã bao lần chứng kiến mọi lễ tục của cộng đồng từ lễ mừng chiến thắng, mừng được mùa, mừng nhà mới đến các đám cưới, đám tang. Rượu cần lại càng không thể thiếu trong ngày tết của đồng bào và nếu cồng chiêng là ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên thì rượu cần là điều kiện để con người cởi mở, hòa nhập vào nhau. Rượu cần vừa rất thực, vừa rất thiên, mọi lễ hội tưng bừng cuối cùng cũng được quy tụ bên những ghè rượu. Nguyên liệu để làm rượu cần có nhiều loại có thể bằng nếp, bắp nhưng bà con Bana thường dùng loại mì gòn là loại cây dễ trồng dễ chế biến, men rượu cần thường lấy từ một loại lá rừng giã thành bột, nặng dệt thành bánh đem phơi trên giàn bếp càng lâu càng tốt. Nấu mì chín vớt ra, để nguội rồi rắt men trộn thật đều, đem ủ kín từ 2 đến 3 ngày. Khi thấy mì đã lên men có mùi thơm thì đem bỏ vào ghè, trên phủ lá chuối bịt miệng lại rồi cất đi. Sau khoản trên dưới 1 tháng có thể đem ra uống được. Uống rượu cần là một nét đẹp văn hóa của người Bana Kriêm Vĩnh Thạnh, họ rất hiếu khách, trọng nghĩa. Mỗi khi có khách, bạn bè đến thăm chơi, trước khi đổ rượu, thường người đàn ông phải xin phép ông bà, cha mẹ hoặc người phụ nữ có vị trí trong gia đình. Có lẽ điều này là do quan hệ mẫu hệ vẫn còn ảnh hưởng trong đời sống tâm linh của người Bana. Ghè rượu được đặt ở giữa nhà hoặc cột dựa vào cột nhà, chủ nhà mở miệng ghè lấy lá chuối  bỏ ra, cắm cần, múc nước lã đổ vào ghè cho tràng rồi uống một hớp trước để tỏ lòng chân thành và tỏ cho khách biết rượu không độc.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *