ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN VĨNH THẠNH

  1. Vị trí địa lý

Vĩnh Thạnh nằm phía Tây bắc tỉnh Bình Định, ở vĩ độ 13058’ Bắc và kinh độ 1080 Đông. Tây và Tây bắc giáp thị xã An Khê và huyện K’Bang (Gia Lai); Kon Plong (Kon Tum); An Lão (Bình Định). Đông và Đông bắc nối liền các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát. Nam sát cánh cùng huyện Tây Sơn và Vân Canh.

  1. Đặc điểm khí hậu

Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi do điều kiện hoàn lưu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình, đặc biệt là dãy Trường Sơn có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của huyện. Có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26 – 280C. Lượng mưa trung bình năm 1.716 mm, phân bổ theo mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 12) tập trung 70 – 80% lượng mưa cả năm, lại trùng với mùa bão nên thường xuyên gây ra bão, lụt. Mùa khô kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 900 – 1.100 mm, chiếm 50 – 55% tổng lượng mưa. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 81%.

  1. Đặc điểm địa hình – thuỷ văn

Là một huyện miền núi nằm dọc theo lưu vực sông Kôn với chiều dài giới hạn phía Tây huyện giáp Gia Lai chạy dọc dãy núi từ đèo An Khê lên Kanát với độ cao bình quân so với mực nước biển là 700m, phía Đông giáp Hoài Ân, Phù Cát khống chế bỡi dãy núi từ Hòn Khá tới cuối xã An Toàn, bề ngang chỗ hẹp nhất 15km, chỗ rộng nhất 22km. Toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh có 2 thung lũng lớn là thung lũng sống Kôn và thung lũng Suối Xem. Thung lũng sống Kôn dài 42 km, được chia bỡi 2 dãy núi lớn kéo dài có nhiều nhánh suối lớn chảy vào như suối Xem, Tà Xôm, Hà Rơn, Nước Trinh và nhiều nhánh suối khác đổ vào và mạng lưới kênh mương nhân tạo đã tạo nên cảnh quan đa dạng, thuận lợi cho quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Thạnh.